Đau mắt đỏ ở trẻ em rất thườnggặp, đặc biệt ở những trẻ đi mẫu giáo, tiểu học vì lây lan từ bạn bè, môi trườngxung quanh. Vì thế, bố mẹ cần phát hiện và đưa trẻ đi khám bệnh, chữa trị kịpthời tránh để bệnh bị biến chứng nặng ảnh hưởng đến thị lực.

Đang xem: Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

*

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng), kết mạc mi.

Bệnh về mắt này rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính), điều trị dễ dàng và có thể tránh được. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người già. Viêm kết mạc dễ lây lan và có thể lan rộng thành dịch vào mùa xuân hè.

Nguyên nhân của đau mắt đỏ ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu của bệnhđau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầugây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóngchuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa…

Thời điểm này, cơ thể conngười, nhất là trẻ nhỏ là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệthống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi,vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiệnthuận lợi cho bệnh bùng phát.

Ngoài nguyên nhân chính làdo virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bêncạnh đó, cũng có thể do môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ônhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… với người thân hoặc bạn bè đang bị bệnh.

Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

*

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiệnchính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lansang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử,buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanhhoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụmạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

Một số trường hợp viêm kết mạccó giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâukhỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêmcác triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

Thông thường người bệnh vẫnnhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắtngười bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậuquả sẽ lớn hơn.

Hầu hết trẻ em đều bị đau mắt đỏ một lần trong đời

Trẻ thường đỏ một mắt trước,sau đó lan sang mắt thứ hai. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhângây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt, xuất huyết dướikết mạc. Mắt có thể khó nhìn nhưng không giảm thị lực. Với trẻ bị nặng có thể bịsốt nhẹ.

Xem thêm:

Trong 3 ngày đầu tiên, cáctriệu chứng xuất hiện liên tục sau đó giảm dần. Khoảng 10 ngày bệnh khỏi, khôngđể lại di chứng. Có rất ít các trường hợptrẻ có biến chứng viêm giác mạc.

Chăm sóc mắt trẻ khi bị đau mắt đỏ

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹcần biết cách xử lý, chăm sóc trẻ đúng cách để bệnh có biến chuyển tốt và nhanhkhỏi.

Lau rửa mắt thường xuyên

Hàng ngày, cha mẹ cần lau rửaghèn, dử mắt cho con ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn ẩm hoặc bông sạch. Cha mẹ cũng có thể dùng nước muối sinh lý0,9% hay cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo để rửa mắt cho trẻ mỗi ngày, làm giảmcảm giác cộm rát khó chịu.

Cho trẻ đeo kính để tránh bụi bẩn bay vào mắt

Người bị đau mắt nên đeokính vừa để đỡ ngại với người khác vừa để tránh bụi bẩn bay vào mắt. Vì vậy, nếucon bị đau mắt đỏ, cha mẹ nên đeo kính cho con để hạn chế mắt tiếp xúc với khóibụi, làm cho tình trạng viêm, nhiễm trùng tăng lên, bệnh sẽ càng lâu khỏi.

Giữ gìn để tránh đau cả hai mắt

Nếu trẻ bị đau một bên mắt,cha mẹ cần giữ vệ sinh an toàn tuyệt đối cho con, tránh để virus gây bệnh có cơhội tiếp xúc với mắt không bị bệnh bằng cách tránh dùng thuốc một lọ thuốc nhỏcho cả 2 bên mắt. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cha mẹ cần rửa tay thậtsạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Nên cho trẻ nghỉ học và hạn chế tiếp xúc với những người không bị bệnh

Trẻ bị bệnh nên được nghỉ học,không đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh để tránh làmbệnh lây lan rộng sang những người khác. Trẻ cũng không nên ôm ấp, thơm, hôn nhữngngười khác vì bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặcbiệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus…

Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và không được tự ý dùng thuốc

Cha mẹ cần bổ sung đủ dinhdưỡng cho trẻ để trẻ đủ sức đề kháng với bệnh, không bị suy kiệt về sức khỏekhiến cho bệnh càng lâu khỏi. Trẻ cũng cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốctheo đơn của thầy thuốc.

Cha mẹ không nên tự ý muathuốc nhỏ mắt, dùng thuốc nhỏ mắt của người khác cho con mà không hỏi ý kiếnbác sĩ vì mỗi người bệnh có thể thích hợp với các loại thuốc khác nhau, nếukhông dùng đúng thuốc bệnh sẽ rất lâu khỏi.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

*

Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan rất cao và dễ gâythành dịch trong cộng đồng. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành thông quacác chất tiết của đường hô hấp, nước bọt và dịch tiết của mắt khi dùng chungkhăn mặt, cốc nước, các vật dụng dính chất tiết của người bệnh hay tắm chung hồbơi.

Xem thêm: Sữa Vừa Hết Hạn Sử Dụng Của Sữa Hộp, Sữa Vừa Hết Hạn Có Còn An Toàn

Để phòng bệnh đau mắt đỏ, khuyến cáo các bậc phụ huynh nên:Tránh cho bé tiếp xúc với người bị bệnh đau mắt đỏ.Luôn vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của trẻ.Cho trẻ sử dụng vật dụng cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén,…Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng sát khuẩn.Không cho trẻ dùng tay dụi mắt.Hạn chế cho trẻ đi bơi trong mùa dịch đau mắt đỏ. Tập thói quen dùng kính bơi khi đi bơi.Đeo kính cho trẻ khi đi đường để tránh bụi.Cho trẻ tập luyện thể thao và ăn đầy đủ vitamin để tăng cường khả năng miễn dịch.Tuy nhiên, do bệnh đau mắt đỏ lây lan rất nhanh nên: người bệnh cần có ý thức không nên sờ mó vào mắt đau, không bắt tay người khác, không dùng chung khăn mặt…Khi bị bệnh, cũng không nên tới những nơi công cộng như bể bơi, trường học và khi đi ra ngoài, nên đeo kính, khẩu trang… để tránh lây lan cho người khác.Phụ huynh cũng không nên dùng lá trầu xông khi đau mắt bởi nhiệt nóng của nước và của lá trầu sẽ làm bỏng mắt làm tổn thương mắt nặng nề hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *